Chữ inox sơn hấp nhiệt, chữ nổi nhôm hấp nhiệt,… là những sản phẩm được ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện hiện đại để giúp cho những kim loại có màu sắc bắt mắt hơn. Công nghệ sơn tĩnh điện được xuất hiện vào khoảng những năm 1950 do Tiến sĩ Erwin phát minh ra. Trải qua thời gian dài phát triển, đến nay công nghệ này đã được cải tiến và hoàn chỉnh hơn về chất lượng.
Xét về mặt lý thuyết có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
- Công nghệ sơn tĩnh điện khôhay còn gọi là sơn bột: Công nghệ này thường được ứng dụng sơn các vật liệu bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…
- Công nghệ sơn tĩnh điện ướt: Chúng được ứng dụng để phủ màu và sơn cho các sản phẩm nhựa, gỗ,…
Mỗi loại công nghệ sơn tĩnh điện trên đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Cụ thể là với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì chúng cho khả năng sơn trên nhiều loại vật liệu. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là lượng dung môi dư thừa lại không thể tái sử dụng, chi phí sơn cao, gây ô nhiễm môi trường cao hơn. Còn với công nghệ sơn khô tuy chỉ sử dụng được cho các vật liệu kim loại nhưng phần sơn dư thừa sẽ được tái sử dụng nên chi phí thấp hơn và ít gây ô nhiễm môi trường.
Về quy trình sơn tĩnh điện:
Bước 1: Xử lý bề mặt
Vật liệu cần sơn phải được xử lý bề mặt cho sạch trước khi sơn. Cụ thể là tẩy dầu, tửa nước chảy tràn, sau đó tẩy gỉ, rửa nước chảy tràn, tiến hành định hình, phosphat kẽm và cuối cùng là rửa nước.
Bước 2: Hấp
Sau khi xử lý bề mặt, vật liệu cần sơn phải được hấp khô
Bước 3: Phun sơn
Tùy theo nhu cầu và mục đích, lúc này bạn có thể lựa chọn công nghệ sơn khô hoặc sơn ướt để sơn lên vật cần sơn.
Bước 4: Sấy
Sau khi sơn, vật được sơn sẽ được sấy khô khoảng 5 đến 10 phút, tùy thuộc vào từng loại vật liệu mà nhiệt độ sấy sẽ khác nhau.
Bước 5: Kiểm tra, đóng gói
Đây là khâu cuối cùng của công nghệ sơn tĩnh điện nhằm kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói thành phẩm